Xử lý rác thải bệnh viện như thế nào? Phân loại rác thải y tế và quy trình xử lý rác y tế như thế nào? Cùng Hanokyo tìm hiểu chi tiết trong bài viết này
Xử lý rác thải bệnh viện là điều quan trọng cần được thực hiện trong mỗi cơ sở y tế. Đặc biệt là bệnh viện nơi tập trung nhiều mầm bệnh.
Nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe của cộng đồng hay thậm chí là của nhân viên y tế. Mỗi bệnh viện hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của quy trình này. Vì vậy hệ thống xử lý được đầu tư bài bản. Trong các bệnh viện lớn, thậm chí quy trình này còn được xem là một trong nhiều quy trình then chốt trong khám và điều trị bệnh.
Mỗi cá nhân tiếp xúc với môi trường bệnh viện đều có thể bị ảnh hưởng bởi chất thải y tế. Do đó, mỗi người cần được đào tạo và giáo dục về cách các quy trình xử lý và tiêu hủy chất thải bệnh viện. Cách tác động trực tiếp đến việc kiểm soát nhiễm khuẩn.
Thực trạng rác thải y tế bệnh viện
Bệnh viện là nơi phát sinh nhiều nguồn rác thải nguy hại lớn nhất. Mỗi bệnh viện đều phải điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước. Với môi trường phức tạp ẩn chứa nhiều nguy cơ lây truyền bệnh tật. Việc xử lý rác thải là điều cực kỳ quan trọng.
Đại dịch Covid-19 đã khiến con người phải trả giá rất nhiều thứ. Nhưng cũng mang lại cho chúng ta 1 điều gì đó. Một lời nhắc nhở khắc nghiệt rằng: Kiểm soát lây nhiễm khuếch đại và người kiểm soát nhiễm trùng (Infection preventionists) đang rất cần cho tương lai.
Như đã biết, bệnh viện là nơi phát sinh ra nhiều rác thải nhất. Mọi bộ phận trong bệnh viện đều có thể phát sinh rác thải. Đó là các loại chất thải y tế, rác thải sinh hoạt. Chất thải từ các phòng thí nghiệm. Với mỗi phòng sẽ có những loại rác thải khác nhau với đặc tính khác nhau. Vì vậy viêc quản lý và phân loại tại nguồn là cực kỳ quan trọng.
Bảo quản và xử lý
Quản lý chất thải tại nguồn là việc mà cơ sở y tế nào cũng cần thực hiện. Việc quản lý và phân loại giúp nhân viên y tế dễ dàng phân loại các loại rác thải trước khi đưa vào xử lý. Việc làm này giảm thiểu gánh nặng cho quy trình xử lý rác y tế. Viêc quản lý, phân loại không phải là trách nhiệm của riêng ai. Mỗi nhân viên y tế hay thậm chí là người bệnh cũng cần tuân thủ viêc phân loại rác tại nguồn.
Hiện nay trong bệnh viện, hay các cơ sở y tế để có các loại thùng rác tương ứng với đặc tính của rác thải. Rác thải được phân loại theo màu sắc để dễ dàng xử lý hơn. Đồng thơi việc vận chuyển cũng phải tuân thủ theo các quy định rõ ràng để đảm bảo tính an toàn.
Kế hoạch xử lý rác trong bệnh viện
Theo quy trình, việc xử lý rác trong bệnh viện được tuân thủ rõ ràng và nghiêm túc từ các bộ phận. Từ khâu quản lý, phân loại tại nguồn cho tới quy trình can thiệp và giám sát. Có thể chia làm 4 giai đoạn như sau thông tin cơ bản, xác định vấn đề, can thiệp và giám sát.
Thông tin cơ bản:
Để thực hiện được khâu này cần
- Kiểm tra nhận thức và kiến thức của nhân viên y tế về cách quản lý và giảm thiểu rác thải nguy hại trong bệnh viện.
- Đánh giá xem xét hạng mục vật tư đang sử dụng tại viện.
- TÍnh toán khối lượng chất thải phát sinh để xử lý
- Tuân thủ các thủ tục về chất thải y tế. Các danh sách chất thải nguy hại cần được xử lý ra sao
- Lập bản đồ các khu lưu trữ, tuyến đường vận chuyện trong viện.
Những vấn đề có thể xảy ra
- Bỏ rác sai màu quy định theo phân loại tại nguồn.
- Nhân viên thiếu kiến thức.
- Thu gom, vận chuyển không đạt yêu cầu.
- Thương tích trong quá trình vận chuyển thu gom, xử lý những dụng cụ sắc nhọn.
Xem thêm bài viết
- Xử lý rác thải rắn bằng phương pháp sinh học là gì? Ý nghĩa và vai trò?
- Phương pháp xử lý chất thải rắn bằng phương pháp xử lý nhiệt
Rác thải bệnh viện là gì?
Thuật ngữ rác thải bệnh viện có nghĩa bao gồm chung rác thải cả phòng khám, phòng thí nghiệm, trung tâm y tế, nhà thuốc, viện dưỡng lão, ngân hàng máu. Bao gồm cả trung tâm khám nghiệm tử thi, nhà xác và các tổ chức thú y. Bao gồm bất kỳ cơ sở nào khác có liên quan đến các hoạt động y sinh và chăm sóc sức khỏe.
Rác thải bệnh viện bao gồm cả chất thải nguy hại và không nguy hại. Các loại chất thải khác nhau có số lượng phát sinh khác nhau.
- Rác thải bệnh viện không nguy hại: là vật phẩm văn phòng như giấy, bao bì, chất thải thực phẩm, bình xịt và những sản phẩm tương tự.
- Rác thải nguy hại: là những chất thải lây nhiễm, chất thải bệnh lý, các vật sắc nhọn, chất thải dược phẩm, chất thải gây độc gen, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ. Chúng có khả năng gây thương tích cho con người khi tiếp xúc hoặc gây bệnh, nhiễm độc, nhiễm trùng cho con người.
Cách xử lý rác thải bệnh viện
Quản lý chất thải lâm sàng.
Các loại chất thải bệnh viện khác nhau được tạo ra từ mọi bộ phận. Từ nhân viên vệ sinh, phòng dọn đến các phòng phẫu thuật, khu bệnh truyền nhiễm. Cộng đồng điều dưỡng có tay nghề cao. Mỗi cơ sở có những nhu cầu khác nhau. Do số giường bệnh, quy trình thực hiện và chuyên môn chăm sóc sức khỏe. Có rất nhiều yếu tố cần lưu ý, cần kiểm soát, kiểm tra chất thải trước khi đưa ra phương án xử lý.
Cách tiếp cận chất thải bệnh viện từ bên trong.
Để thúc đẩy việc quản lý và xử lý chất thải bệnh viện hiệu quả. Các nhân viên y tế cần được đào tạo, cải tiến quy trình trong từng bộ phận. Tác động đến hành vi để thay đổi 1 cách an toàn. Nâng cao hiệu quả và mang lại lợi ích về chi phí.
Các nguyên lý trọng tâm của phương pháp tiếp cận từ bên trong bao gồm:
- Kiểm soát nhiễm trùng, giảm thiểu rủi ro
- Tối ưu hóa chất thải
- Đào tạo và giáo dục toàn bộ nhân viên
- Quy định vị trí và phương thức di chuyển
- Tối ưu hóa phương thức lưu trữ.
Đơn giản hóa quản lý và xử lý rác thải bệnh viện
Về cơ bản, xử lý rác thải y tế tại bệnh viện giúp tăng cường an toàn cho nhân viên và bệnh nhân bằng cách giảm nguy cơ chấn thương do vật sắc nhọn gây ra. Cùng với đó là chi phí xử lý trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời làm giảm nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh lây truyền qua đường máu và giảm các bệnh nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện.
Một kế hoạch xử lý rác thải bệnh viện hiện đại bao gồm các giải pháp giảm thiểu sự tiếp xúc. Hệ thống ngăn chặn có thể tái sử dụng được gắn lên tường hoặc xe đẩy di động để xử lý tại điểm sử dụng. Tại Mỹ, đã có phát minh về thùng chứa thông minh, chỉ được chạm vào 2 lần. 1 lần là thùng rỗng được đặt tại vị trí quy định. Lần 2 là thùng chứa đã đầy được khóa vĩnh viễn để đặt vào nơi tập kết xử lý hoặc kho lưu trữ. Tích hợp tính năng cảm ứng hiện đại. Giải quyết hơn 80% nguy cơ chấn thương do vật ngọn gây ra.
Theo nghiên cứu và kết quả báo cáo. Nhân viên y tế tại Mỹ đã trải qua 300.000 vết thương do vật sắc nhọn mỗi năm. Hiện tại, trọng tâm không chỉ là giảm thiểu rác thải cho môi trường mà còn tăng cường an toàn cho nhân viên y tế.
Phân loại để xử lý rác thải bệnh viện.
Rác thải bệnh viện, hay rác thải từ các trung tâm y tế, phẫu thuật, phòng khám nha khoa đều phải có quy trình phân loại chất thải thích hợp để đảm bảo các luồng phát sinh được xử lý chính xác. Việc này giúp giảm lãng phí thời gian và chi phí cho việc xử lý.
Tuân thủ các quy định của bệnh viện về quy trình xử lý rác thải cũng như khối lượng các loại chất thải phát sinh. Chỉ vì những sản phẩm dùng 1 lần không có nghĩa là không được phân loại và xử lý đúng cách.
Kiểm soát chất thải là một phần không thể thiếu trong quản lý chất thải bệnh viện. Hỗ trợ các bệnh viện xác định sự khác biệt giữa chất thải lâm sàng và phi lâm sàng. Cũng như phân loại phù hợp các dòng chất thải khác.
Kế hoạch xử lý rác thải bệnh viện
Mỗi cơ sở cần có kế hoạch xử lý rõ ràng và thường xuyên. Tiếp cận và thực hành các phương pháp tốt nhất để xử lý rác thải bệnh viện. Bao gồm:
- Xử lý chất thải lây nhiễm.
- Xử lý chất thải rắn.
- Tự kiểm tra các dòng chất thải khác nhau.
Mọi bộ phận trong bệnh viện, từ hành chính đến hộ lý đều được hướng dẫn cụ thể. Ví dụ, khoa gây mê được hướng dẫn xử lý các bộ lọc than đã qua sử dụng như chất thải nguy hại. Bộ phận nghiên cứu lâm sàng quản lý các hóa chất và chất thải một cách hợp lý thông qua việc sử dụng thùng chứa đóng. Dán nhãn rõ ràng và ghi ngày tháng lưu trữ trong khu vực an toàn.
Khi di chuyển rác thải đến khu vực xử lý cần có những biện pháp ngăn chặn thứ cấp trước khi xử lý thích hợp trong 1 số trường hợp nhất định. Các bộ phận vệ sinh được cung cấp các hướng dẫn cụ thể về việc phân loại và lưu trữ chất thải. Bao gồm chất thải rắn, chất thải y sinh, chất thải nguy hại và chất thải tái chế.
Phân loại và xử lý rác thải bệnh viện một cách phù hợp là trách nhiệm của người tạo ra
Tại Mỹ và 1 số nước ở châu Âu, người tạo ra chất thải phải có trách nhiệm quản lý và xử lý. Luật này giúp con người giảm thiểu tối đa rác thải tạo ra. Và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mỗi người. Các giải pháp quản lý chất thải bền vững đặt sự an toàn của con người và môi trường lên hàng đầu. Giảm chấn thương và lây nhiễm chéo bệnh tật do vật nhọn gây ra. Giảm lượng khi thải carbon ra bầu khí quyển.
Các phương pháp xử lý rác thải bệnh viện hiện nay
Trên thực tế, các phương pháp xử lý rác thải hiện nay được áp dụng nhiều như lò đốt hay nghiền cắt hấp tiệt trùng. Mỗi phương pháp được áp dụng trong điều kiện và mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi phương pháp cũng có một ưu nhược điểm khác nhau.
Hiện nay máy xử lý rác áp dụng công nghệ hấp tiệt trùng kết hợp nghiền cắt được sử dụng nhiều nhất bởi sự an toàn và mức độ hiệu quả của công nghệ này. Dụng cụ y tế được hấp tiệt trùng để loại bỏ vi khuẩn sau đó đưa vào máy nghiền để giảm thiểu thể tích. Đây là một trong nhiều phương pháp được ứng dụng rộng hiện nay.
Ưu điểm của phương pháp
- Giảm thể tích rác được xử lý xuống mức thấp nhất.
- Đảm bảo an toàn khi trải qua bước hấp tiệt trùng. Tránh được các chất thải lây nhiễm ra ngoài môi trường.
- Công nghệ dễ dàng vận hành bởi các chức năng đều được tích hợp tự động.
- Có thể sử dụng cho các dụng cụ tái sử dụng bằng nồi hấp tiệt trùng.
- Dễ dàng thao tác các chức năng cơ bản vì được tích hợp sẵn với máy.
Để biết thêm thông tin chi tiết về hệ thống xử lý rác thải y tế, quý khách có thể liên hệ hotline 0973 029 364
- Mua nồi hấp y tế ở đâu chất lượng, uy tín? Hanokyo
- Những dụng cụ, vật liệu có thể sử dụng với nồi hấp tiệt trùng
- Ưu và nhược điểm của nồi hấp ướt tiệt trùng trong y tế
- Xử lý nước thải bệnh viện như thế nào? Hiện trạng nước thải y tế hiện nay
- Những điều bạn cần quan tâm khi sử dụng nồi hấp trong y tế