Nồi hấp trong y tế là thiết bị giúp tiệt trùng và tiêu diệt các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại giúp quá trình điều trị, thăm khám được diễn ra hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên sử dụng nồi hấp như thế nào để chính xác. Cùng Hanokyo tìm hiểu nhé.
Nồi hấp có nhiệm vụ tiêu diệt vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Thiết bị này được dùng nhiều trong y tế, phòng thí nghiệm để giữ sạch cho các thiết bị và dụng cụ y tế thăm khám. Với phòng thí nghiệm, công cụ này được dùng để làm sạch các ống nghiệm, các khay nghiên cứu . Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng. Nồi hấp được lựa chọn theo dung tích và kích thước cho phù hợp.
Giới thiệu về cách sử dụng nồi hấp y tế
Nồi hấp trong y tế có cấu tạo đơn giản gồm buồng hấp được làm từ inox có cấu tạo hình trụ. Đây là cấu tạo bền bỉ và chịu được lực tác động trong môi trường áp suất lớn.
Khi nước được đưa vào khay, khu vực gia nhiệt được có tác dụng làm nước sôi và phát triển thành hơi nước. Hơi nước này kết hợp với áp suất đưa vào buồng sẽ duy trì trên 121 độ C. Đây là nhiệt độ có thể tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật gây hại, vi khuẩn, virus lây bệnh. Sau một thời gian tiệt trùng, hơi nước sẽ được xả ra ngoài theo van cho tới khi đạt ngưỡng an toàn để đưa dụng cụ ra ngoài.
Cấu tạo của thiết bị nồi hấp y tế
- Buồng tiệt trùng theo thể tích
- Bộ điều khiển chương trình gia nhiệt
- Lồng đựng dụng cụ, môi trường
- Vale xả hơi nước
- Tay cầm để mở nắp đối với thiết bị mở bằng tay
- Đồng hồ đo áp suất
- Công tắc mở nguồn
- Cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng và lưu ý khi sử dụng
Kiểm tra thiết bị
- Kiểm tra dây điện
- Đường ống xả có đúng vị trí hay không
- Kiểm tra nước trong buồng hấp
- Thử cắm điện và kiểm tra công tắc nguồn
- Kiểm tra màn hình hiển thị
- Kiểm tra máy có chạy hay không
Chuẩn bị thao tác bắt đầu sử dụng
- Cho 3 lít nước vào buồng hấp
- Cho giỏ dụng cụ vào buồng
- Đậy nắp lại và vắn kín khóa
- Chọn nhiệt độ là 121 độ. Ngoài ra còn có nhiều chế độ khác tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng
- Chỉnh áp suất 1atm trong khoảng từ 15 đến 20 phút
- Ấn nút bắt đầu để tiến hành tiệt trùng
- Khi đèn chuông báo là quá trình tiệt trùng đã kết thúc
- Chờ khoảng 4p cho thiết bị xả hết nhiệt và đồng hồ báo về 0
- Bạn có thể mở lắp và lấy dụng cụ ra.
Lưu ý khi sử dụng
- Kiểm tra nắp đậy của buồng hấp để đảm bảo an toàn khi vận hành. Chú ý tới các âm thanh lạ khi máy hoạt động để kịp thời xử lý
- Hơi nóng ở nhiệt độ cao có thể tổn thương cho người vân hành. Vì vậy cần đảm bảo an toàn bằng việc mặc bảo hộ và thực hiện đầy đủ quy trình an toàn khi vận hành nồi hấp. Đợi cho thiết bị xả hết hơi mới lấy dụng cụ ra ngoài.
- Nắm vững được đặc điểm, thông số và quy tắc vận hành máy qua hướng dẫn của kỹ thuật viên của nhà sản xuất.
- Chú ý các vật liệu sử dụng trong nồi hấp để đưa ra quy trình tiệt trùng chính xác.
Ai cần vận hành nồi hấp y tế
Phần lớn các nhân viên kỹ thuật y tế thường thực hiện quy trình này. Ngoài ra còn có các kỹ sư thí nghiệm, những nhân viên đảm nhiệm công việc tiệt trùng tại cơ sở y tế.
Mỗi nhân viên, kỹ thuật viên cần hiêu rõ mức độ nguy hiểm của sức nóng hơi nước trong quá trình vận hành. Hiểu rõ quy trình hoạt động để đảm bảo vận hành máy tốt nhất. Hiện nay, nồi hấp được tích hợp nhiều chế độ và chức năng tự động nên việc vận hành của kỹ sư cũng được giảm bớt khá nhiều.
Tại Việt Nam,nồi hấp tiệt trùng Nihophawa đang là thương hiệu hàng đầu được sản xuất. Với hơn 11 năm kinh nghiệm, đây là nhà sản xuất thiết bị y tế uy tín được nhiều bệnh viện và phòng thí nghiệm tin dùng. Nồi hấp Nihophawa với nhiều chủng loại dung tích khác nhau được Hanokyo phân phối trên thị trường.
Để nhận được báo giá và thông tin chi tiết về sản phẩm. Quý khách có thể liên hệ hotline: 0973 029 364. Đội ngũ kinh doanh của chúng tôi sẽ tư vấn và liên hệ với bạn sớm nhất.
- Xử lý rác thải tại bệnh viện và giải pháp đang được thực hiện
- Ưu và nhược điểm của bơm tiêm điện trong quá trình điều trị bệnh nhân
- Các công nghệ xử lý rác thải y tế. Phân tích đánh giá bằng phương pháp đa tiêu chí
- Tủ sấy tiệt trùng công nghiệp. Ứng dụng nhiệt khô công suất lớn trong ngành sản xuất dược phẩm
- Phân loại 6 loại rác thải y tế thường được sử dụng nhiều nhất.