Chất thải y tế liệu có thể biến nguy cơ thành cơ hội? Hanokyo

Hiện trạng chất thải y tế đang là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trên thế giới. Quốc gia của chúng ta cũng đang “còng lưng” gánh lấy lượng chất thải quá tải mỗi năm. Liệu rằng chúng ta có thể đưa ra nhận định đúng đắn để biến các nguy cơ tiềm ẩn của chất thải trở thành cơ hội tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội? Đó là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết này của Hanokyo

Phân tích dòng chất thải y tế. Có gì trong túi rác, thùng chứa chất thải bệnh viện?

Đó là rác! Tất nhiên rồi! Thậm chí còn là loại rác thải nguy hại cấp độ từ thấp đến cao. Chất thải y tế hay chất thải y sinh, bao gồm chất thải lây nhiễm, bệnh lý, hóa chất, dược phẩm, chất độc tế bào và chất phóng xạ. Cũng bao gồm cả những chất thải thông thường không nguy hại. Vì vậy, phân loại chất thải y tế bao gồm:

– Chất thải y tế nguy hại: Là những vật thải có chứa chất hóa học, chất độc hại, chất gây cháy nổ, gây bệnh hoặc chất phóng xạ.

– Chất thải y tế không nguy hại: bao gồm khẩu trang và áo choàng dùng một lần, vật liệu văn phòng, thực phẩm, các vật thải thông thường không chứa chất nguy hại.

Thành phần chất thải y tế
Thành phần chất thải y tế nguy hại

Xử lý rác thải y tế là một thách thức không hề nhỏ đối với tất cả bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe. Găng tay, hộp đựng vật sắc nhọn, đầu pipet, sản phẩm máu, dịch cơ thể, v.v.. bị ô nhiễm gây hại cho con người, động vật và môi trường nếu không được xử lý.

Bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe là nguồn thải chính của chất thải y tế. Tuy nhiên, có những địa điểm khác cũng phát sinh ra các loại chất thải nguy hại này. Bao gồm phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, trung tâm khám nghiệm tử thi, trung tâm nghiên cứu động vật, ngân hàng máu và viện dưỡng lão.

Điều quan trọng là cần biết tại cơ sở đó tạo ra những sản phẩm phụ nào.

Nhưng đây là một vấn đề khó thực hiện. Dữ liệu không có sẵn do các chất thải này đều liên quan đến nguy cơ về sức khỏe. Thành phần chất thải y tế rất khác nhau giữa mỗi địa điểm phát sinh. Chủ yếu phụ thuộc vào thủ tục nội bộ quy định cách phân loại và thu thập.

Những vấn đề và thực tế về quản lý chất thải y tế truyền thống.

Những câu chuyện kinh hoàng về chất thải y tế bị rửa trôi dạt vào các bãi biển khác nhau trên toàn thế giới. Hệ thống quản lý chất thải truyền thống cần được thay đổi ngay! Với sự ô nhiễm rác thải nhựa và chất thải y tế bị rửa trôi ra biển là sự thật không thể phủ nhận. Thảm họa này sẽ còn tiếp diễn nếu chúng ta không thay đổi phương pháp xử lý.

Tình trạng rác thải bị rửa trôi trên các bãi biển
Tình trạng rác thải y tế bị rửa trôi trên các bãi biển

Con người sẽ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với ống tiêm đã qua sử dụng bị ô nhiễm. Động vật dưới nước cũng bị nhiễm độc. Sức khỏe con người đang bị hủy hoại bởi siêu vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào thực phẩm, nguồn nước chúng ta sử dụng hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm do rác thải ngày càng nhiều và hiện diện khắp nơi.

Với tất cả những điều đó, rõ ràng con người đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải, ô nhiễm chất thải y tế lớn nhất từ trước tới nay.
Những giải pháp luôn có sẵn cho bất kỳ ai. Ý thức mới là thứ tạo ra sự khác biệt.

Các phương thức quản lý chất thải y tế. Phương pháp xử lý truyền thống so với các giải pháp đổi mới.

Làm thế nào để quản lý và xử lý chất thải y tế tại chỗ?

Các phương pháp xử lý chất thải y tế truyền thống.

– Nồi hấp tiệt trùng. Khử trùng chất thải y tế bằng nồi hấp là việc cho vật liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa dưới áp suất trong môi trường kín. Đây là phương pháp khử trùng phổ biến trong bệnh viện. Kết hợp với nồi hấp là máy nghiền cắt để giảm khối lượng rác thải.

– Xử lý hóa chất. Khử trùng vật liệu bằng hóa chất. Chất tiệt trùng thường đi kèm với việc cắt nhỏ hoặc nghiền rác thải y tế để đảm bảo tiếp xúc tối đa. Xử lý hóa chất phù hợp với các chất thải lỏng như máu, nước tiểu, phân, dược liệu lỏng.

– Chiếu xạ. Là quá trình gia nhiệt thể tích để giảm và khử trùng chất thải y tế. Trường điện từ năng lượng cao làm nóng nhanh các chất lỏng chứa rác, dẫn đến phá hủy các thành phần lây nhiễm.
– Đốt: quy trình xử lý phổ biến nhất, sử dụng 1 thiết bị chứa và lửa được kiểm soát. Sử dụng để loại bỏ các vật liệu dễ cháy và khử trùng vật chất vô cơ.

Phương pháp mới, xử lý ngoài cơ sở y tế.

Ở các nước phát triển, có rất nhiều doanh nghiệp phát triển dịch vụ xử lý rác thải y tế có thu phí. Công nghệ áp dụng hệ thống khí hóa tự động vi mô MAGS. Đây được coi là giải pháp thay thế cho các cơ sở không có các thiết bị xử lý tại chỗ.

Hệ thống khí hóa tự động vi mô MAGS là hệ thống thiết bị nhỏ gọn. Đốt các vật liệu dễ cháy thành năng lượng nhiệt có thể tái sử dụng và than sinh học. Tương tự như các lò đốt nhưng thiết bị này thân thiện với môi trường hơn nhờ khả năng tái chế năng lượng và sản phẩm phụ là thanh sinh học không độc hại. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là khả năng tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành, an toàn với môi trường. Không đòi hỏi xử lý trước và chấp nhận nhiều loại vật liệu khác nhau. Bao gồm chất thải nguy hại sinh học, dược phẩm, bao bì nhiễm bẩn. Năng lượng thu được trong quá trình đốt sẽ được thu lại và sử dụng cho việc khác hữu ích.

Một ưu điểm nổi bật khác của phương pháp này là khả năng di động. Thiết bị có thể đến mọi nơi trên mọi vùng miền quốc gia để xử lý rác thải nguy hại. Kể cả vùng núi, vùng sâu vùng xa, những vùng thượng lưu các con sông lớn, nơi nguy cơ tiềm ẩn có thể xâm nhập vào nguồn nước và lây lan tới các vùng lân cận.

"<yoastmark

Giá trị thặng dư mà rác thải mang lại?

Giá trị thặng dư? Tức là tiền bạc tài chính mà rác thải có thể mang lại cho chúng ta. Trước đây, không quốc gia nào quan tâm tới giá trị của rác thải. Nhưng đến nay, rác thải được coi là tài nguyên để khai thác.
Bất kỳ phương án xử lý rác thải y tế nào cũng mang lại giá trị thặng dư.

– Nồi hấp tiệt trùng: Trước khi xử lý để đưa vào nghiền cắt, rác thải y tế sẽ được phân loại rõ ràng. Nhất là vật sắc nhọn như kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật dùng 1 lần. Các loại kim luồn tĩnh mạch hay vật dụng kim loại khác đã qua sử dụng đều được đựng trong 1 thùng riêng. Đưa vào nồi hấp tiệt trùng, sau đó vật liệu này sẽ được mang đi tái chế. Tạo ra các sản phẩm khác hữu ích. Một số vật liệu nhựa nhất định cũng có thể tái chế bằng cách này.

– Đốt: phương pháp đốt trước kia dù có lọc khí hay không cũng tạo ra 1 lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Đến nay, lò đốt rác mới đã tích hợp nhiều tính năng lọc khí thải. Thu năng lượng nhiệt trong lò đốt để sử dụng. Các khí phát sinh như metan cũng được thu lại để sử dụng.

– Phương pháp sinh học: Rác thải hữu cơ được phân loại và ủ thành phân bón. Giá trị mà chúng mang lại không chỉ là giá trị tài chính mà còn góp phần cải tạo đất, giúp cây trồng tăng trưởng tự nhiên.

Kết luận

Tuy nhiên, chúng ta đang miễn cưỡng sử dụng giá trị của rác thải. Chi phí để phân loại và xử lý các chất thải y tế là rất cao. Giá trị mà chúng mang lại không bù đắp được những thiệt hại mà chúng gây ra. Vì vậy, ý thức con người cần phải thay đổi. Giảm thiểu tối đa khả năng phát sinh rác thải. Như vậy mới chính là cách tạo ra giá trị thặng dư lớn nhất trong xử lý chất thải y tế nói riêng và chất thải toàn thế giới nói chung!