Chất thải nhựa đặc biệt là rác thải nhựa y tế đang là vấn đề nan giải. Gây hại cho sinh vật biển và trở thành môi quan tâm lớn đối với môi trường toàn cầu. Đại dịch Covid-19 gần đây đã dẫn đến nhu cầu về sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần tăng cao. Làm tăng áp lực lên vấn đề vốn đã nằm ngoài tầm kiểm soát này. Hơn 8 triệu tấn chất thải nhựa y tế phát sinh trong đại dịch trên toàn cầu. Nghiêm trọng hơn là 25.000 tấn đã đi vào các đại dương.
Hầu hết rác thải nhựa y tế phát sinh từ các bệnh viện. Gây ra vấn đề lâu dài đối với môi trường biển và các bãi trầm tích ven biển. Đặt ra vấn đề về xử lý rác thải y tế. Và cần một sự quản lý chất thải y tế tốt hơn từ những nơi nhỏ nhất đến những điểm tâm chấn của đại dịch. Đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Cùng Hanokyo tìm hiểu chi tiết trong bài viết này
Thực trạng về rác thải nhựa y tế do Covid-19 gây ra.
Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với nhựa sử dụng 1 lần. Làm tăng áp lực đối với vấn đề rác thải nhựa toàn cầu vốn đã nằm ngoài kiểm soát. Mặc dù mức độ rác thải nhựa y tế được quản lý sai trong đại dịch vẫn chưa có số liệu cụ thể.
Tuy nhiên, sử dụng mô hình MITgcm để định lượng tác động của đại dịch trong việc xả rác thải nhựa. Cho thấy 8.4 ± 1.4 triệu tấn chất thải nhựa liên quan đã tạo ra từ 193 quốc gia tính đến 23/8/2021. Trong đó, 25.9 ± 3.8 nghìn tấn được thải ra đại dương. Chiếm 1.5 ± 0.2% tổng lượng chất thải nhựa ven sông toàn cầu.
Mô hình dự đoán sự phân bố của lưu lượng thay đổi nhanh chóng trong đại dương toàn cầu trong vòng 3 năm. Với 1 phần đáng kể các mảnh vụn nhựa đổ bộ vào bãi biển và đáy biển. Một vùng tích tụ nhựa dạng mạch đang được hình thành ở Bắc Cực.
Từ nghiên cứu cho thấy chất thải bệnh viện chiếm phần lớn chất thải toàn cầu 73%. Và phần lớn rác thải toàn cầu là từ châu Á 72%. Điều đó cho thấy ở các nước đang phát triển cần sự quản lý tốt hơn rác thải y tế.
Tại sao rác thải nhựa y tế và rác thải nhựa nói chung gia tăng nhanh chóng trong đại dịch?
Đặc tính tiện lợi của rác thải nhựa y tế
Nhựa mang tính ảnh hưởng rất lớn. Tính tiện lợi và hữu dụng của chúng trên cả tuyệt vời. Bền và rẻ. Tất cả khiến chúng trở thành vật liệu được ưa chuộng và sử dụng để sản xuất hầu hết các dụng cụ, thiết bị và bao bì y tế dùng 1 lần.
Đại dịch COVID-19 đã chứng minh vai trò không thể thiếu của nhựa trong lĩnh vực chăm sóc và an toàn sức khỏe cộng đồng. Tính đến ngày 23/08/2021 đã có khoảng 212 triệu người trên toàn thế giới nhiễm virus COVID-19. Nhiều nhất là châu Mỹ 47.6%, châu Á 31.22%, châu Âu 17.26%. Sự gia tăng số lượng bệnh nhân nội trú và xét nghiệm virus về cơ bản đã làm tăng đáng kể lượng chất thải nhựa y tế.
Nhu cầu sử dụng rác thải nhựa y tế PPE dùng 1 lần trong đại dịch tăng cao
Để duy trì nhu cầu sử dụng dụng cụ bảo hộ cá nhân. Bao gồm khẩu trang, găng tay, tấm chắn giọt bắn, bộ đồ bảo hộ PPE. Nhiều luật về sử dụng nhựa 1 lần đã bị hoãn hoặc thu hồi. Ngoài ra, việc giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập nơi công cộng đã làm tăng nhu cầu mua sắm trực tuyến với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Và vật liệu đóng gói hàng hóa thường chứa nhựa.
Trong khi đó, tốc độ xử lý rác thải nhựa không theo kịp với nhu cầu sử dụng. Đặc biệt là ở các tâm chấn của đại dịch phải vật lộn để xử lý rác thải y tế. Không phải tất cả các PPE và vật liệu đóng gói đều có thể xử lý hoặc tái chế. Các rác thải nhựa y tế này không quản lý tốt sẽ bị thải ra môi trường. Một phần trong đó sẽ đổ ra đại dương.
Những nguy hiểm của rác thải nhựa y tế khi đổ ra đại dương
Rác thải nhựa có thể cứng hoặc mềm. Khi trôi nổi trong nước biển và được các dòng hải lưu cuốn đi. Sẽ di chuyển khắp thế giới. Những sinh vật biển tiếp xúc với rác thải nhựa có khả năng dẫn đến thương tích hoặc tử vong. Một báo cáo gần đây ước tính rằng 1.56 triệu khẩu trang y tế đã xâm nhập vào đại dương năm 2020. Các nghiên cứu trước đó cũng nêu ra vấn đề tiềm ẩn về ô nhiễm nhựa từ đại dịch COVID-19 và tác động của nó đến sinh vật biển.
Một số trường hợp sinh vật biển bị vướng, mắc và nuốt phải chất thải covid-19. Thậm chí dẫn đến tử vong. Các mảnh vụn nhựa cũng là môi trường tạo điều kiện cho các loài xâm nhập và vận chuyển chất gây ô nhiễm, bao gồm cả virus COVID-19.
Mặc dù có những tác động tiềm ẩn. Nhưng tổng lượng rác thải nhựa y tế liên quan đến đại dịch. Các tác động đến môi trường và sức khỏe phần lớn chưa có số liệu chính xác. Nhưng chúng tôi ước tính lượng rác thải nhựa thải ra trong đại dịch xâm nhập vào các đại dương. Những rủi ro sinh thái tiềm ẩn và lâu dài có thể xảy ra.
Kết quả của nghiên cứu và thống kê về rác thải nhựa y tế.
Tính đến ngày 23/08/2021, tổng lượng rác thải nhựa y tế tạo ra trong đại dịch ước tính 4.4 đến 15.1 triệu tấn. Sử dụng các phương pháp giả định và tính mức trung bình làm các phép ước tính. Khoảng 8.4 ± 1.4 triệu tấn.
Một phần lớn 87.4% lượng rác thải nhựa y tế này là từ các bệnh viện. Được ước tính dựa trên số bệnh nhân covid nội trú và lượng rác thải y tế trên mỗi bệnh nhân ở các quốc gia. Việc sử dụng PPE cá nhân chỉ chiếm 7.6% tổng lượng rác thải. Sự gia tăng mua sắm trực tuyến dẫn đến nhu cầu về vật liệu đóng gói tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm 4.7 ± 0.3%.
Việc tạo ra rác thải nhựa y tế không tuần theo phân bổ trường hợp mắc bệnh. Hầu hết phát sinh ở châu Á chiếm 46%, tiếp theo là châu Âu 24%, ở bắc và nam Mỹ 22%. Điều này phản ánh mức độ xử lý chất thải y tế ở các quốc gia đang phát triển. Bao gồm Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc thấp hơn so với các quốc gia phát triển có số lượng ca bệnh lớn ở bắc Mỹ và châu Âu.
Rác thải nhựa y tế từ PPE cá nhân thậm chí còn bị lệch hẳn về phía châu Á do dân số đeo khẩu trang lớn. Tương tự, rác thải nhựa từ bao bì mua sắm trực tuyến cũng cao nhất ở châu Á. 3 quốc gia trong ngành chuyển phát nhanh về thị phần toàn cầu là Trung Quốc 58%, Mỹ 14.9%, Nhật 10.3%.
Xả thải rác thải nhựa y tế ra sông.
Dựa trên sản lượng rác thải nhựa từ mỗi quốc gia và mô hình thủy văn. Nghiên cứu cho thấy hàng nghìn tấn rác thải nhựa y tế từ đại dịch xả ra đại dương từ những con sông lớn và lưu vực của chúng. Khoảng 369 con sông chiếm 91% sản lượng nhựa từ sông thải ra biển.
Trong đó, các con sông hàng đầu bao gồm Shatt al Arab 5.2 nghìn tấn. Indus 4 nghìn tấn, sông Dương Tử 3.7 nghìn tấn, sông Hằng 2.4 nghìn tấn… Những phát hiện này làm nổi bật điểm nóng và lưu vực sông cần được quan tâm trong việc quản lý rác thải nhựa.
Cuộc khủng hoảng rác thải nhựa trên toàn thế giới
Rác thải y tế liệu có biến nguy cơ thành cơ hội?
Rác thải nhựa y tế trong đại dương.
Quá trình vận chuyển 26 nghìn tấn rác thải nhựa covid dưới góc nhìn của mô hình MITgcm-Plastic. Đánh giá tác động đối với môi trường biển. Các quá trình rác thải nhựa trải quá trong nước biển: rửa trôi, trôi nổi, lắng, tách lớp sinh học, mài mòn và phân mảnh. Phần lớn nhựa thải ra sông, từ sông đổ ra biển. Nhựa sẽ trôi nổi trên bề mặt, 1 phần dạt vào bờ và 1 phần sẽ lắng xuống đáy trong vòng 3 năm.
Vào cuối năm 2021, tỷ lệ khối lượng nhựa trong nước biển – đáy biển – bãi biển lần lượt là 13% – 16% – 17%. 3.8% nhựa trong nước biển với tỷ lệ trung bình là 9.1kg/km2. Khối lượng nhựa trong nước biển được dự đoán là giảm trong tương lai. Nhưng khối lượng ở đáy biển và bãi biển sẽ tăng dần. Cuối năm 2022, dự báo lượng rác thải nhựa trên nước mặt đại dương sẽ giảm còn 3.1kg/km2.
Tác động lâu dài của rác thải nhựa y tế liên quan đến covid-19.
Cuối thế kỷ này, dự đoán hầu hết các loại nhựa phát sinh trong đại dịch không được xử lý sẽ nằm ở đáy biển hoặc bãi biển. Gây tổn thương hệ sinh thái tầng đáy. Những mảng rác ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương gây ra rủi ro dai dẳng cho các sinh vật ở đó.
Bắc Băng Dương là ngõ cụt của việc vận chuyển các mảnh nhựa. Do nhánh phía Bắc hoàn lưu nhiệt. 80% các mảnh nhựa thải vào Bắc Băng Dương sẽ nhanh chóng chìm xuống đáy. Tích tụ thành mạch nhựa vào năm 2025.
Trong năm nay, đáy biển Bắc Cực chiếm 13% lượng trầm tích nhựa toàn cầu. Hệ sinh thái tại đây rất dễ bị tổn thương do môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ và biến đổi khí hậu. Hệ sinh thái nơi đây luôn phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn khi tiếp xúc với vi nhựa.