Cuộc khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa trên toàn thế giới

Phần lớn hành tinh chúng ta đang vùng vẫy trong rác thải nhựa. Gây hại to lớn cho sức khỏe động vật và con người. Liệu rằng có thể làm sạch để trái đất nhựa trở về trái đất xanh vốn có không?

Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa

Ô nhiễm rác thải nhựa trở thành 1 vấn đề nhức nhối và cấp bách nhất trên toàn thế giới. Khi việc sản xuất các sản phẩm nhựa có thể nhìn thấy rõ nhất ở các quốc gia đang phát triển châu Á và châu Phi. Nơi hệ thống thu gom rác thải không hiệu quả hoặc không tồn tại.

Nhựa được sản xuất trong khoảng thời gian hơn 1 thế kỷ. Việc sản xuất và phát triển hàng nghìn sản phẩm mới đã tăng mạnh sau Thế chiến thứ 2. Do đó, sự biến đổi của xã hội và cuộc sống không thể không có nhựa ngày nay. Chất dẻo nhựa đã tạo ra cuộc cách mạng trong y học với các thiết bị cứu sống con người. Thực hiện du hành vũ trụ, sản xuất ô tô nhẹ và máy bay phản lực, giúp tiết kiệm nhiên liệu, tránh ô nhiễm. Sản xuất mũ bảo hiểm bảo vệ con người, lồng ấp và thiết bị cung cấp nước sạch.

Tuy nhiên, những tiện ích mà nhựa mang lại đã dẫn đến thói quen vứt bỏ, bộc lộ mặt tối của vật liệu nhựa. Việc sử dụng nhựa dùng 1 lần chiếm 40% sản lượng được sản xuất hàng năm. Đa số là túi nilon và hộp đựng thực phẩm. Tuổi thọ chỉ vài phút đến vài giờ nhưng lại tồn tại trong môi trường hàng trăm năm.

Các số liệu đã được thống kê.

  • Một nửa trong số tất cả các loại nhựa từng sản xuất đã được sản xuất trong 15 năm qua.
  • Sản lượng tăng theo cấp số nhân. Từ 2.3 triệu tấn năm 1950 lên 448 triệu tấn năm 2015. Sản lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.
  • Hàng năm, khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa từ cac quốc gia ven biển tràn ra đại dương. Điều đó tương đương với việc đặt 5 túi rác đầy trên mỗi bờ biển trên khắp thế giới.
  • Nhựa thường chứa các chất phụ gia giúp chúng cứng hơn, dẻo hơn và bền hơn. Nhưng nhiều chất phụ gia trong số này có thể kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Sau khi trở thành rác, chúng có thể tồn tại đến 400 năm mới bị phân hủy.

Cách rác thải nhựa di chuyển khắp thế giới.

Hầu hết rác thải nhựa trong đại dương đều chảy từ đất liền. Bắt nguồn từ những con sông lớn. Chúng cuốn theo rác thải ngày càng nhiều và di chuyển xuống hạ lưu rồi ra biển. Khi ở trên biển, phần lớn rác thải nhựa vẫn còn ở vùng ven. Nhưng khi bị cuốn vào các dòng hải lưu, nó sẽ được vận chuyển khắp thế giới.

Trên đảo Henderson, một đảo san hô không người ở thuộc nhóm Pitcairn nằm biệt lập giữa Chile và New Zealand. Các nhà khoa học đã tìm thấy các vật dùng bằng nhựa từ Nga, Mỹ, Châu Âu, nam Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Chúng được đưa đến Nam Thái Bình Dương bởi con quay Nam Thái Bình Dương – 1 hải lưu vòng tròn.

Cùng khám phá hệ thống xử lý rác thải y tế của Hanoky

Vi nhựa

Khi ở trên biển, ánh sáng mặt trời, gió và sóng sẽ phân hủy chất dẻo thành các hạt nhỏ. Thường có kích thước nhỏ hơn 1/5 inch. Những chất được gọi là vi nhựa này trải rộng khắp trong nước và được tìm thấy ở mọi ngóc ngách trên thế giới. Đỉnh Everest – đỉnh núi cao nhất đến rãnh Mariana – rãnh sâu nhất thế giới.

Vi nhựa đang bị phá võ thành nhiều mảnh càng ngày càng nhỏ hơn. Trong khi đó, các vi sợi nhựa đã được tìm thấy trng hệ thống nước sinh hoạt của thành phố và trôi nổi trong không khí.

Gây hại cho động vật hoang dã.

Hàng triệu động vật bị giết bởi nhựa mỗi năm. Từ các loại chim đến các sinh vật biển. Gần 700 loài bao gồm cả những loài có nguy cơ tuyệt chủng đã bị ảnh hưởng bởi nhựa. Gần như mọi loài chim biển đều ăn nhựa.

Hầu hết động vật chết do bị vướng hoặc chết đói. Hải cẩu, cá voi, rùa và các động vật khác bị siết cổ do ngư cụ vứt đi. Vi nhựa đã được tìm thấy trong hơn 100 loài thủy sinh. Bao gồm cá, tôm, trai trai trong các bữa ăn của con người. Trong nhiều trường hợp, những mảnh nhỏ này theo hệ tiêu hóa và được thải ra ngoài mà không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, các mảnh nhựa cũng có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc xuyên vào các cơ quan gây tử vong. Dần dần dạ dày được dính đầy các mảnh nhựa sẽ tạo cảm giác đói và thèm ăn.

Nhựa được tiêu thụ bởi các động vật trên cạn như voi, linh cẩu, ngựa vằn, hổ, lạc đà, gia súc và các động vật có vú lớn khác.

Các xét nghiệm xác nhận gan và tế bào bị tổn thương, gây gián đoạn hệ thống sinh sản. Khiến 1 số loài như hàu, sản xuất ít trứng hơn. Nghiên cứu mới cho thấy cá ấu trùng ăn sợi nano nhựa trong nước. Câu hỏi đặt ra là tác động mới của chất thải nhựa đối với quần thể cá là gì?

Giải pháp là gì?

Khi đã ở trong đại dương, nhựa rất khó để thu hồi. Các hệ thống cơ khí như Mr Trash Wheel ở cảng Baltimore của Maryland có thể nhặt rác mảnh lớn như cốc xốp hoặc hộp đựng thực phẩm từ các con sông đổ ra biển. Nhưng khi nhựa bị phân hủy và trôi dạt trong nước thì dường như không thể thu hồi được.

Giải pháp là ngay từ đầu ngăn chặn rác thải nhựa xâm nhập vào sông và biển. Điều này có thể đạt được nhờ hệ thống quản lý và tái chế chất thải. Thiết kế thiết bị xử lý tốt hơn. Tính đến tuổi thọ ngắn của bao bì dùng 1 lần và giảm thiểu sản xuất nhựa dùng 1 lần không cần thiết.

Hi vọng bài viết của Hanokyo đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *