Bơm truyền dịch là một trong nhiều công cụ hỗ trợ khám và điều trị của bệnh nhân. Cùng với bơm tiêm điện, bơm truyền dịch hỗ trợ quá trình khám và điều trị bệnh nhân một cách hiệu quả. Cùng Hanokyo khám phá chi tiết về các loại máy truyền dịch nhé
Các loại bơm truyền dịch
Dưới đây là danh sách các loại bơm truyền dịch được phân loại cụ thể và rõ ràng. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng về các dòng máy truyền dịch này
Bơm truyền dịch theo đặc tính di chuyển.
Bơm truyền dịch cứu thương (AIP – Ambulatory Infusion Pump)
Là 1 loại bơm nhỏ chạy bằng pin. Thiết bị sẽ bơm từ từ các loại thuốc như kháng sinh hoặc hóa trị vào cơ thể bệnh nhân. Những thiết bị này có trọng lượng thấp thường sử dụng để điều trị bệnh nhân có vấn đề về suy nhược.
Trong 1 số trường hợp hiếm gặp, người bệnh suy nhược phải sử dụng máy truyền dịch để cấp thuốc hàng ngày. Vì vậy, các máy bơm truyền lưu động có trọng lượng thấp sẽ hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân cùng thuốc. Thiết bị này giải quyết các vấn đề về cung cấp dịch truyền y tế khi đang di chuyển.
Bơm truyền tĩnh
Trái với bơm truyền dịch cứu thương, bơm truyền tĩnh không yêu cầu thiết kế nhỏ gọn vì đây là bơm cố định không cần di chuyển. Những bệnh nhân bị bệnh mãn tinh nằm liệt giường trong thời gian dài thường cần ăn kiêng hoặc truyền thuốc.
Loại bơm này cấp dịch truyền tĩnh mạch tại giường cho những bệnh nhân thường xuyên cần thuốc hoặc tĩnh dưỡng. Trái ngược với bơm truyền lưu động, bơm truyền tĩnh có trọng lượng nặng.
Bơm truyền dịch theo khả năng bơm truyền khối lượng chất lỏng
Bơm tiêm điện: Bơm tiêm điện sử dụng động cơ điện được điều khiển tự động để chạy pit tông đẩy thuốc cấp cho bệnh nhân. Pit tông của ống tiêm được làm bằng nhựa. Kích thước chính xác và vị trí của ống tiêm rất quan trọng. Bơm tiêm điện có thể cung cấp 1 liều lượng thuốc rất nhỏ.
Hầu hết bơm tiêm điện được sử dụng để cung cấp một lượng nhỏ thuốc vào bên trong cơ thể của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.
Đây là thiết bị phù hợp nhất để cung cấp lượng thuốc rất nhỏ như hormone vào cơ thể bệnh nhân. Bơm tiêm cấp thuốc thông qua cơ chế đông cơ điều khiển sử dụng pit tông.
Ưu điểm của Bơm tiêm điện
- Cung cấp lượng thuốc chính xác.
- Khả năng phân phối cao.
- Xung lực dòng chảy thấp.
- Khối lượng nhỏ, dễ dàng di chuyển.
- Chi phí sử dụng thấp.
Bơm truyền dịch khối lượng lớn (LVP – Large volume pump)
Là thiết bị đưa 1 lượng lớn thuốc và chất dinh dưỡng vào cơ thể bệnh nhân. Nói chung, máy truyền dịch thể tích lớn là phiên bản hiện đại nhất và có các tính năng cải tiến. Ví dụ như có hệ thống báo động trong trường hợp có sự cố. Sử dụng máy bơm nhu động điện tử. LVP hoạt động bằng cách điều khiển con lăn bằng máy tính hoặc nguồn thủ công.
Bơm truyền dịch theo các chức năng hoạt động.
Bơm đặc biệt
Thiết bị này được sản xuất để đáp ứng nhu cầu cho những trường hợp y tế đặc biệt. Chủ yếu được sử dụng cho các dịch vụ chăm sóc tại nhà hoặc điều trị bệnh cụ thể như bệnh tiểu đường. Có 3 loại máy truyền dịch đặc biệt:
- Bơm truyền insulin
- Bơm truyền qua đường ruột.
- Bơm truyền cấy ghép.
Bơm thông thường
Bơm truyền dịch thông thường được sử dụng tại các cơ sở y tế di động hoặc gia đình. Các thiết bị này có thể sử dụng cả trong môi trường cố định để cấp chất lỏng hydrat hóa, hóa trị, kháng sinh hoặc giảm đam. Bơm thông thường được chia làm 3 loại:
- Bơm đàn hồi
- Bơm khối lượng lớn
- Bơm dùng 1 lần
- Bơm tiêm truyền.
Sơ đồ hoạt động của bơm truyền dịch
Trên đây là minh họa của máy truyền dịch được lập trình. Cơ chế bơm nhu động. Tốc độ truyền được nhập qua bàn phím. Máy dò hông ngoại cảm nhận tốc độ hiện tại của dòng chất lỏng.
Sai số giữa tốc độ dòng chảy mong muốn và tốc độ dòng chảy hiện tại được đo và thay đổi tốc độ động cơ bước tương ứng. Các lỗi khác như cạn thuốc, pin yếu, cửa hở, bọt khí sẽ hiển thị tình trạng bất thường. Chuông báo hoặc đèn Led cho biết âm thanh và hình ảnh lỗi.
Tính năng an toàn của Bơm truyền dịch
Các tính năng an toàn của bơm truyền dịch phụ thuộc vào vòng đời và thương hiệu của thiết bị. Thông thường sẽ có các tính năng sau:
- Không chứng nhận lỗi nào. Tức là chỉ với 1 nguyên nhân hỏng sẽ không dẫn đến việc thiết bị sẽ hỏng ngầm. Thiết bị sẽ dừng và cấp cảnh báo lỗi bằng âm thanh. Đây là tính năng thông thường nhất đối với tất cả bơm truyền dịch. Tuy nhiên, không bắt buộc đối với thiết bị sử dụng cho động vật.
- Thiết bị được trang bị pin. Trong trường hợp bị mất điện hoặc rút phích cắm đột ngột sẽ không làm gián đoạn quá trình truyền dịch.
- Chống chảy tự do. Khi cài đặt bơm truyền, bộ phận chống chảy tự do sẽ ngăn máu chảy ngược lại ống truyền và ngăn không cho dịch truyên tự do vào cơ thể bệnh nhân.
- Cảm biến áp suất giảm. Giúp phát hiện các tĩnh mạch bị tắc nghẽn, phát hiện các đường ống truyền bị gấp khúc. Có thể cấu hình cho các chức năng tĩnh mạch hoặc ngoài màng cứng.
- Cảm biến bọt khí sử dụng máy phát và máy thu siêu âm để nhận biết có bọt khí trong dịch truyền hay không. Một số loại bơm có thể tính toán và điều chỉnh thể tích khí từ 0.1 – 2ml. Lượng khí này là vô hại nhưng lại ảnh hưởng khi tiêm liều lượng thấp.
- Máy dò tăng áp suất sử dụng để cảm nhận ống tiêm, túi chứa thuốc rỗng hoặc căng do lượng chất lỏng cao.
- Có thể lập trình danh sách các loại thuốc và giá trị giới hạn. Tránh sai sót khi dùng thuốc.
- Cơ chế ngăn chặn dòng chảy không kiểm soát trong bơm truyền khối lượng lớn. Đồng thời tăng lưu lượng thuốc trong bơm tiêm.
- Nhật ký xử lý của hàng trăm đến nghìn lần gần nhất. Thông tin được chốt ngày giờ từ đồng hồ của bơm. Nếu muốn xóa toàn bộ thông tin cần có mã bảo mật. Tránh các hành vi lạm dụng thiết bị hoặc bệnh nhân.
- Cấu hình chỉ hiển thị các thuộc tính cụ thể trong quá trình sử dụng. Tránh bị bệnh nhân, nhân viên chưa được đào tạo hoặc những người sử dụng giả mạo.
Hi vọng những kiến thức này đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về bơm truyền dịch và các khái niệm cơ bản của dòng sản phẩm nào. Để mua máy truyền dịch, quý khách có thể liên hệ công ty Hanokyo qua hotline 0973 029 364 để được giải đáp.
- Xử lý rác thải công nghiệp là gì? Các phương án xử lý rác thải công nghiệp
- Xử lý rác thải tại bệnh viện và giải pháp đang được thực hiện
- Lựa chọn nồi hấp tiệt trùng cho phòng khám nha khoa?
- Phân loại 6 loại rác thải y tế thường được sử dụng nhiều nhất.
- Bơm truyền dịch giảm đau và công dụng trong khám và điều trị bệnh