Bơm tiêm điện và bơm truyền dịch đều là 2 trong nhiều thiết bị y tế quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Vậy sữa khác nhau giữa bơm tiêm và máy truyền dịch là gì khi cả 2 đều có chức năng tương tự. Cùng Hanokyo khám phá câu trả lời qua bài viết này
Bơm tiêm điện là gì?
Bơm tiêm điện hay máy tiêm điện là thiết bị được dùng để cung cấp lượng nhỏ chất lỏng cho bệnh nhân. Bơm tiêm điện có thể thực hiện kép để truyền và rút chất lỏng. Bơm tiêm được dùng để truyền thuốc hoặc dịch vào cơ thể bệnh nhân theo một tốc độ nhất định.
Nhiều trường hợp quá trình tiêm được thực hiện với một tốc độ chậm và liên tục, điều này rất khó để điều dưỡng viên thực hiện. Bơm tiêm là thiết bị giúp thực hiện quá trình này chính xác nhất.
Máy truyền dịch là gì
Máy truyền dịch hay bơm truyền dịch là thiết bị có mục đích trương tự với bơm tiêm điện. Bơm truyền dịch được dùng để cung cấp chất lỏng, thuốc và dịch truyền với lưu lượng lớn, nhỏ vào cơ thể bệnh nhân. Vậy 2 thiết bị này có điểm gì khác nhau? Mục đích sử dụng của 2 thiết bị này ra sao?
Về cơ bản, bơm truyền dịch và bơm tiêm điện đều được sử dụng rộng rãi trong y tế. 2 thiết bị đều đáp ứng các quy định y tế. TUy nhiên với một số trường hợp, máy truyền dịch cung cấp chất lỏng lớn hơn so với bơm tiêm điện.
Một số sự khác biệt khi sử dụng
Trong quá trình sử dụng, 2 thiết bị này có một vài đặc điểm khác biệt rõ ràng được nhắc tới
Mức độ rủi ro cao
Bơm truyền dịch tiện dụng hơn trong những trường hợp có nguy cơ cao. Bệnh nhân được sử dụng để tránh các rủi ro về bọt khí xuất hiện trong quá trình bơm. Bơm tiêm điện, có thể xuất hiện bọt khí nhỏ gây ra sự thay đổi đáng kể khi sử dụng trong lâm sàng.
Sự chính xác
Bơm tiêm điện chính xác cao hơn. Điều này cũng dễ hiểu khi bơm tiêm điện sử dụng với dung tích nhỏ chất lỏng khi truyền nên mức độ chính xác cao hơn. Nhanh hơn, tiện dụng hơn so với máy truyền dịch
Tính năng khác biệt
Bơm truyền dịch có phạm vi truyền với lưu lượng lớn hơn, không hạn chế về chất lỏng, ít gây ra các kích ứng. Do kích thước lớn hơn của chúng. Bơm tiêm có kích thước nhỏ hơn nhiều so với máy truyền dịch khi dung tích là 50ml so với 1000 ml của bơm tiêm truyền.
Khả năng cảnh báo
Cảnh báo của bơm truyền dịch trong quá trình sử dụng được lập trình đầy đủ nhằm cung cấp các liều truyền trùng lặp hoặc liên tục. ngoài phạm vi do bệnh viện xác định. Bơm tiêm không có tính năng này.
Cấu hình kỹ thuật
Bơm truyền dịch với công nghệ cao hơn bơm tiêm. Các thiết bị được kiểm tra bởi các cơ quan hàng đầu như FDA, Máy truyền dịch có thể tự động hóa liều lượng chất lỏng. Được cài đặt hông minh và lập trình chi tiết. Bơm tiêm điện cũng không có các tính năng kỹ thuật này.
Nhiều thiết bị bơm truyền dịch còn có thể lấy hồ sơ truyền dịch của bệnh nhân để tinh chỉnh lưu lượng truyền.
Hi vọng bài viết này của chúng tôi đã giải đáp cho bạn về sự khác nhau giữa bơm tiêm điện và máy truyền dịch. Về cơ bản 2 thiết bị đều được sử dụng phổ biến trong y học hiện nay với vai trò truyền lưu lượng chất lỏng vào cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, mỗi thiết bị được sử dụng và lắp đặt trong từng trường hợp cụ thể.
Hiện nay Hanokyo đang phân phối dòng sản phẩm bơm tiêm điện và máy truyền dịch của hãng Zerone – một trong nhiều thương hiệu hàng đầu tại Hàn Quốc. Để nhận được báo giá chi tiết về sản phẩm, quý khách có thể liên hệ hotline 0965 549 230 hoặc tham khảo sản phẩm trên website của chúng tôi.
- Những dụng cụ, vật liệu có thể sử dụng với nồi hấp tiệt trùng
- Quản lý và phân loại chất thải lây nhiễm. 10 loại rác thải lây nhiễm phổ biến hiện nay
- 5 lưu ý khi sử dụng bơm tiêm điện y tế trong quá trình điều trị
- 6 Lỗi máy truyền dịch thường gặp nhất và cách xử lý
- Nồi hấp tiệt trùng công nghiệp là gì? Vai trò quan trọng trong công nghiệp?