Quản lý và xử lý chất thải nguy hại. Phân loại chất thải nguy hại

Khi nói đến xử lý chất thải nguy hại, cần đánh giá bản chất cơ sở hoạt động để hiểu bản chất các loại rác thải nguy hại phát sinh là gì. Hãy cùng Hanokyo khám phá. 

Chất thải nguy hại được nhà nước quy định chặt chẽ, không thể vứt cùng với thùng rác thải sinh hoạt bình thường. Các đơn vị xử lý rác thải sinh hoạt bước cần đánh giá đặc điểm và tính chất của nó.

Tuy rằng hiện nay có nhiều công nghệ xử lý rác thải nguy hại đáng kể. Nhưng chi phí đắt đỏ, đồng thời dư lượng rác thải ra môi trường rất lớn. Vì vậy, việc giảm nguồn lượng rác thải nguy hại phát sinh và tái chế vật liệu cho mục đích sử dụng khác là các phương pháp giúp giảm chi phí đáng kể. Đồng thời làm giảm gánh nặng cho môi trường.

Quản lý chất thải nguy hại

Giảm thiểu và tái chế là những lựa chọn thông minh. Nhưng đó không được coi là biện pháp cuối cùng. Sẽ luôn có nhu cầu phát sinh. Và bắt buộc phải có quá trình quản lý lưu trữ và xử lý.

Phân loại

Đây là bước đầu tiên trong quá trình quản lý. Dựa trên các đặc điểm và tính chất của rác thải nguy hại mà phân loại và lưu trữ, cuối cùng là xử lý.

Loại chất thải dễ cháy nổ

Có 3 hình thức:

  • Chất lỏng có khả năng bắt lửa ở nhiệt độ thấp, quy mô ở 600C hoặc 1400CVí dụ: cồn, xăng, acetone.
  • Chất rắn tự bốc cháy
  • Chất oxy hóa và khí nén.
Phân loại rác thải nguy hại theo tính chất đặc điểm
Phân loại rác thải nguy hại theo tính chất đặc điểm

Chất ăn mòn

Các chất ăn mòn như axit hydrochloride, axit nitric và axit sulfuric có khả năng ăn mòn các thùng chứa. Gây rò rỉ vật liệu có hại. Chất ăn mòn là bất kỳ chất gì tồn tại ở dạng lỏng có độ pH nhỏ hơn hoặc bằng 2. Hoặc lớn hơn hoặc bằng 12.5 ppm, có khả năng ăn mòn thép. Ví dụ như chất tẩy gỉ sét hoặc axit pin.

Chất có khả năng phản ứng

Với đặc tính không ổn đinh, chất thải phản ứng rất nguy hiểm. Có quá nhiều điều kiện và tình huống để xác định tất cả các vật liệu phản ứng. Tuy nhiên, sử dụng các điểm chú ý sau để hỗ trợ nhận định:

  • Tính không ổn định, thường xuyên trải qua thay đổi bạo lực mà không phát nổ.
  • Hỗn hợp dễ phát nổ tiềm tàng hoặc phản ứng mạnh khi kết hợp với nước
  • Giải phóng ra khí độc khi kết hợp với nước.

Chất độc:

Các vật liệu độc hại là mối đe dọa tiềm ẩn đối với nguồn nước và đất đai của con người. Ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe con người và môi trường. Loại chất thải nguy hại này khác với 3 nhóm trên có ảnh hưởng trực tiếp và tức thời. Có 60 chất độc gây ô nhiễm trong danh sách. Các chất này chỉ được xác định thông qua phương pháp thử nghiệm là Quy trình lọc độc tính đặc trưng TCLP (Toxicity Characteristic Leaching Procedure).

Chất truyền nhiễm:

Hiện nay, nhiều quốc gia đã bổ sung chất truyền nhiễm mầm bệnh vào danh mục chất thải nguy hại cần xử lý phương pháp đặc biệt. Trong đó đi đầu là Vương Quốc Anh. Chất thải nguy hại truyền nhiễm chứa những mầm bệnh tiềm tàng trong vật liệu đã điều trị cho bệnh nhân. Những mầm bệnh có thể là những virus viêm gan A, B, thậm chí là HIV và 1 số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Lưu trữ

Lưu trữ và xử lý đúng cách chất thải là 1 trong những quy định quan trọng. Không chỉ thúc đẩy môi trường làm việc an toàn tại cơ sở phát sinh mà còn đảm bảo tuân thủ luật pháp.

Ngoài việc hiểu và tuân theo các luật về chất thải của nhà nước. Mỗi người cần có ý thức tự mình phân loại rác thải đúng cách. Sử dụng đúng thùng chứa tiêu chuẩn, không rò rỉ, kém chất lượng. Áp dụng đúng quy trình bảo quản và luân chuyển chất thải nguy hại về nơi tập kết để xử lý.

Lưu trữ chất thải nguy hại
Lưu trữ rác thải nguy hại

Đặc điểm cần chú ý khi lưu trữ chất thải nguy hại

  • Dán nhãn chi tiết cho biết tên chất thải nguy hại tại thùng chứa.
  • Sử dụng thùng chứa có nắp kín. Ngăn chặn phát tán vật chất ô nhiễm và ngăn các chất khác xâm nhập vào thùng chứa.
  • Sử dụng thùng chứa tương thích với loại chất thải cần lưu trữ. Chất liệu bền chống thấm, chống ăn mòn.
  • Đảm bảo chất thải nguy hại được lưu trữ trong khu vực không thể tiếp cận đối với người không được ủy quyền. Xác định rõ ràng khu vực lưu trữ chất thải và được thiết kế để ngăn chặn thứ cấp.
  • Triển khai hệ thống ngăn chặn thứ cấp cho tất cả thùng chứa được sử dụng để lưu trữ chất thải nguy hại. Đồng thời cho tất cả các thiết bị được sử dụng để vận chuyển chất thải ở dạng lỏng hoặc khí.
  • Hạn chế phát sinh chất thải nguy hại bằng cách liên tục theo dõi dư lượng.
  • Đảm bảo tất cả nhân viên được đào tạo đầy đủ về xử lý và lưu trữ chất thải nguy hại. Bao gồm cả phản ứng khẩn cấp.
  • Luôn cập nhật kế hoạch dự phòng. Bao gồm thông tin liên lạc cho các đơn vị xử lý chất thải dịch vụ trong trường hợp quá tải. Những thủ tục cần thực hiện khi có sự cố xảy ra.

Xử lý chất thải nguy hại

Các chất thải nguy hại có thể xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất từng loại chất thải mà xử lý đúng cách. Sao cho mang lại hiệu quả xử lý triệt để, đồng thời tiết kiệm chi phí.

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại phổ biến

Chất thải nguy hại có thể xử lý bằng các phương pháp hóa học, nhiệt, sinh học và vật lý. Phương pháp hóa học bao gồm trao đổi ion, kết tủa, oxy hóa khử và trung hòa. Phương pháp nhiệt bao gồm đốt nhiệt độ cao, không chỉ xử lý chất độc mà còn có thể tiêu diệt toàn bộ chất truyền nhiễm. Các loại thiết bị nhiệt đặc biệt sử dụng đốt chất thải dạng rắn, lỏng hoặc bùn như lò đốt tầng sôi, lò đốt đa buồng, lò đốt chất lỏng. Tuy nhiên, sử dụng lò đốt chất thải nguy hại gây ra ô nhiễm không khí.

1 phương pháp xử lý nhiệt khác bằng hơi nước bão hòa ở nhiệt độ và áp suất cao. Đó là nồi hấp tiệt trùng kết hợp thiết bị nghiền cắt. Tuy vốn đầu tư ban đầu không rẻ nhưng hiệu quả sử dụng được đánh giá cao. Tuy nhiên, không phải vật liệu nào cũng có thể hấp tiệt trùng.

Xử lý sinh học

Xử lý sinh học đối với 1 số chất thải hữu cơ. Chẳng hạn như chất thải dầu khí. Phương pháp sử dụng để xử lý là canh tác đất. Trong kỹ thuật này, chất thải được trộn cẩn thận với đất bề mặt trên 1 mảnh đất phù hợp. Thêm các loại vi khuẩn chuyển hóa chất thải vào cùng các chất dinh dưỡng.

Trong 1 số trường hợp, 1 số loại vi khuẩn biến đổi gen được sử dụng.

Cây lương thực hoặc thức ăn gia súc không được trồng cùng 1 địa điểm.

Vi khuẩn cũng có thể sử dụng để ổn định chất thải nguy hại trên các vị trí bị ô nhiễm trước đó. Quá trình này được gọi là phản ứng sinh học.

Xử lý vật lý

Các phương pháp xử lý hóa học, nhiệt và sinh học làm thay đổi dạng phân tử của vật liệu thải.

Nhưng xử lý vật lý sẽ tập trung, hóa rắn hoặc làm giảm khối lượng chất thải. Các quá trình vật lý bao gồm: bay hơi, bồi lắng, tuyển nổi và lọc. Tuy nhiên có 1 quá trình khác là hóa rắn bằng cách đóng tất cả vật liệu thải vào bê tông, nhựa đường hoặc nhựa. Tạo ra 1 khối vật liệu rắn chống rò rỉ. Ngoài ra, có thể trộn với vôi, tro bay và nước để tạo thành 1 sản phẩm rắn giống như xi măng.

Xử lý chôn lấp

Việc chôn lấp rác thải nguy hại được quy định chặt chẽ hơn rất nhiều so với chất thải đô thị. Chỉ 1 số đất nước phát triển mới triển khai mô hình này. Rác thải nguy hại sẽ đặt trong bãi chôn lấp an toàn. Được thiết kế cách ít nhất 3 mét với nền đá ngầm hoặc mạch nước ngầm. Bãi chôn này phải có 2 lớp lót không thấm nước và hệ thống gom nước rò rỉ. Bao gồm 1 mạng lưới các ống đục lỗ đặt phía trên mỗi ống lót.

c
Quản lý và xử lý chất thải nguy hại

Hệ thống phía trên ngăn chặn tích tụ của nước rác rò rỉ bị mắc kẹt, phần dưới giữ vai trò dự phòng. Nước rác rò rỉ được thu thập và bơm đến 1 nhà máy xử lý. Để giảm lượng nước này trong vật liệu lấp và giảm khả năng gây thiệt hại cho môi trường. Sử dụng 1 nắp không thấm nước an toàn ở trên bề mặt bể.

Hệ thống giám sát nước ngầm bao gồm 1 loạt các giếng sâu khoan xung quanh khu vực. Các giếng này cho phép lấy mẫu và kiểm tra thường xuyên để phát hiện bất kỳ rò rỉ hoặc ô nhiễm nào. Nếu rò rỉ xảy ra, các giếng sẽ được bơm lên bề mặt để xử lý và ngăn chặn ô nhiễm.

Quý khách có thể tìm hiểu bài viết

Khắc phục hậu quả

Việc xử lý chất thải nguy hại trong các hố, ao hoặc đầm phá không có màng lọc là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và chất lượng môi trường. Nhiều địa điểm xử lý không kiểm soát đã sử dụng trong quá khứ. Tùy vào mức độ rủi ro để khắc phục hậu quả địa điểm đó gây ra. Các nghiên cứu kỹ thuật cần đưa ra để đánh giá kỹ lưỡng trước khi việc khắc phục được thực hiênhj.

Kiểm soát ô nhiễm

Áp dụng tất cả các kỹ thuật môi trường, phương tiện sử dụng để hạn chế thiệt hại cho môi trường đều được coi là kiểm soát ô nhiễm.

Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào ý thức con người. Chúng ta hạn chế tối đa rác thải nguy hại là giảm nguy cơ bệnh tật, nguy hiểm cho sức khỏe chính chúng ta. Cảm ơn quý khách đã theo dõi các bài viết kiến thức tại hanokyo.vn.