Trong lĩnh vực y tế, việc phân loại chất thải phát sinh là nhu cầu tất yếu để bảo vệ nhân viên và cộng đồng. Quy định phân tách phụ thuộc vào từng quốc gia để phù hợp với đặc tính chất thải tại đó. Vậy cụ thể việc phân loại chất thải y tế có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Chất thải y tế có mấy loại? Và cách phân loại ra sao? Cùng Hanokyo tìm hiểm trong bài viết này.
Có 4 loại chất thải y tế khác nhau được quốc tế phân loại. Tại Việt Nam, rác thải y tế phân thành 8 loại theo thông tư số 58 của Chính phủ. Ở bài viết này, rác thải y tế sẽ được phân loại thành 4 loại để dựa trên đặc tính đó sẽ áp dụng thiết bị xử lý dễ dàng hơn.
Rác thải y tế là gì?
Chất thải y tế là bất kỳ chất thải nào được tạo ra từ bệnh viện, phòng thí nghiệm, phòng khám nha khoa. Hoặc bất kỳ hoạt động y tế nào khác có liên quan. Chất thải y tế có thể đến từ cả người và động vật sinh học.
Những chất thải này cần xử lý đúng cách để tránh gây hại cho con người và môi trường. Nếu tiếp xúc trực tiếp với chất thải y tế, cần chấm dứt càng sớm càng tốt và vệ sinh thật sạch sẽ. Kiểm tra lây nhiễm thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Khi tiếp xúc với các hợp chất hóa học trong chất thải có thể dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch. Kim tiêm đã sử dụng xả thải không đúng cách sẽ gây tổn thương người tiếp xúc, gây nhiễm trùng như HIV, viêm gan B… các bệnh có thể lây qua đường máu.
Ở tất cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe cần phân loại chất thải y tế rõ ràng. Không chỉ riêng kim tiêm mà còn rất nhiều các thải phẩm khác.
Lịch sử rác thải y tế là gì và những nguy hiểm tiềm ẩn.
Bắt đầu từ năm 1980. Khi rác thải y tế trôi dạt vào 1 số bãi biển thuộc bờ biển phía đông. Đặt ra mối lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người. Thúc đẩy các quốc gia châu Âu và Mỹ ban hành điều luật về quản lý và xử lý chất thải y tế.
Ngày 24 tháng 3 năm 1989, EPA ban hành các quy định chính xác về quản lý chất thải y tế. Có hiệu lực chính thức từ ngày 24 tháng 6 năm 1989 tại 5 tiểu bang tại Mỹ. Bao gồm New York, New Jersey, Connecticut, Rhode Island và Puerto Rico.
EPA kết luận các thông tin thu thập được trong 2 năm ban hành luật. Rằng khả năng gây bệnh của rác thải y tế lớn nhất là ngay tại thời điểm phát sinh. Giảm dần một cách tự nhiên sau đó. Do đó, rủi ro của chất thải y tế đối với cộng đồng thấp hơn nhiều so với rủi ro mà nhân viên y tế phải đối mặt.
Phần lớn các chất thải y tế đều nguy hiểm
Có chất thải y tế thông thường, chất thải y tế truyền nhiễm, chất thải y tế phóng xạ và chất thải y tế nguy hại.
Chất thải thông thường bao gồm các loại rác và rác thải thường thấy trong sinh hoạt. Tỷ lệ chiếm khoảng 80% chất thải do các hoạt động chăm sóc sức khỏe tạo ra.
Tuy nhiên, tỷ lệ 20% chất thải y tế cũng là con số khá cao.
Các cơ sở chăm sóc sức khỏe tạo ra khoảng 2 triệu tấn chất thải y tế và phẫu thuật mỗi năm, trung bình mỗi ngày phát sinh 5.500 tấn. Trong đó 15% là chất thải lây nhiễm và giải phẫu.
Chất thải y tế nguy hại gây ra vấn đề gì?
Nếu chất thải y tế và phẫu thuật bị xử lý không đúng quy chuẩn, người tiếp xúc có thể bị thương, bị nhiễm lây nhiễm bệnh. Mỗi năm, có khoảng 16 tỷ kim tiêm được sử dụng trên toàn thế giới nhưng không phải tất cả đều được xử lý đúng cách. Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới WHO, khoảng 260.000 ca nhiễm HIV mới có liên quan trực tiếp đến việc xử lý kim tiêm đã sử dụng sai cách.
Xử lý chất thải y tế có thể tác động tiêu cực đến môi trường.
Nếu không được xử lý đúng, chất thải bệnh viện và phẫu thuật có thể gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Một trong những phương pháp xử lý chất thải nguy hại là lò đốt. Đây là phương án khả thi vẫn được áp dụng rộng rãi đối với những loại rác thải không thể hấp tiệt trùng bằng nhiệt hơi. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Phân loại chất thải y tế. Chất thải y tế có mấy loại?
Phân loại chất thải y tế theo chương trình của WHO
Đối với chương trình của WHO, chất thải y tế có mấy loại sau:
– Sharps: Là những rác thải sắc nhọn
– Truyền nhiễm
– Bệnh lý
– Phóng xạ
– Dược phẩm
– Rác thải y tế thông thường
Xem thêm bài viết: Phân loại về 6 loại chất thải y tế thường được sử dụng nhiều nhất
Ở bài viết này, chất thải y tế được phân làm 4 loại. Bao gồm:
Chất thải y tế truyền nhiễm
Là chất thải có khả năng gây nhiễm trùng cho con người. Bao gồm mô người, mô động vật (có chứa máu hoặc dịch cơ thể), băng gạc thấm máu, găng tay phẫu thuật đã qua sử dụng. Các thiết bị nuôi cấy, thí nghiệm vi sinh.
Nhiều dòng chất thải thuộc loại chất thải truyền nhiễm như mô người và động vật cũng có thể được dán nhãn chất thải bệnh lý. Đòi hỏi phương pháp xử lý cụ thể. Chất thải bệnh lý là chất thải có hoặc nghi ngờ có chứa mầm bệnh.
Chất thải y tế nguy hại
Chất thải có khả năng ảnh hưởng đến con người theo cách không lây nhiễm. Nhưng thuộc trong danh mục gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Bao gồm: hóa chất sử dụng trong y tế và công nghiệp. Một số chất thải nguy hại cũng được coi là chất thải lây nhiễm. Tùy thuộc vào nguồn gốc của nó và lịch sử tiếp xúc với mô người hoặc động vật trước khi loại bỏ.
Các loại thuốc bao gồm cả các tác nhân hóa trị cũng là 1 loại chất thải nguy hại. Các chất thải sắc nhọn không chỉ nguy hại ở chỗ chúng có khả năng gây thương tích mà còn có thể truyền nhiễm những mầm bệnh còn sót lại vào cơ thể người tiếp xúc tiếp theo. Bao gồm kim tiêm, ống tiêm, dụng cụ phẫu thuật như dao mổ, lancet, các loại đĩa nuôi cấy và dụng cụ thủy tinh bị ô nhiễm.
Chất thải y tế phóng xạ
Phóng xạ có thể được tạo ra trong quá trình điều trị y học hạt nhân. Các liệu pháp điều trị ung thư và thiết bị y tế sử dụng đồng vị phóng xạ. Chất thải bệnh lý bị nhiễm chất phóng xạ thường được coi là chất thải phóng xạ hơn là chất thải lây nhiễm.
Chất thải y tế thông thường
Như đã nói ở trên, chất thải thông thường trong các cơ sở y tế phát sinh không khác với chất thải sinh hoạt tại các gia đình hay văn phòng làm việc. Bao gồm giấy, nhựa, chất lỏng và bất kỳ vật liệu nào không không nằm trong 3 loại đã nêu. Đây được coi là chất thải rắn thông thường và xử lý bằng cách chôn lấp.
Chất thải bệnh lý và chất thải lâm sàng
Chất thải bệnh lý đã được nêu ở các loại trên. Tuy nhiên, cần chỉ định riêng vì tác động bệnh lý tiềm ẩn trong loại này đối với môi trường và con người. Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể từ con người và động vật. Chất thải từ cơ thể sinh vật sống đều được coi là chất thải bệnh lý. Những nhu mô, vật liệu được loại bỏ khỏi cơ thể trong phẫu thuật hay chất lỏng, chất rắn xuất phát trong khám nghiệm tử thi đều là chất thải bệnh lý ngoại trừ răng.
Thuật ngữ chất thải lâm sàng cũng được sử dụng thay thế cho chất thải bệnh lý khi nói tới mô người, động vật. Hoặc gạc băng, dược phẩm, máu hoặc dịch cơ thể. Cũng có thể bao gồm cả kim tiêm, ống tiêm và các vật sắc nhọn sử dụng trong phẫu thuật có dính nhu mô cơ thể.
Kiểm soát chất thải rắn y tế
Tiêu chuẩn kiểm soát chất thải được quy định rõ trong thông tư số 58 của Chính phủ. Yêu cầu các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu thí nghiệm đều phải tuân thủ. Nhằm bảo vệ sức khỏe người và môi trường. Giảm khả năng truyền bệnh Viêm gan B, C và HIV.
Quy định chất thải được phân loại đúng theo các màu sắc thùng chứa có thể đóng mở. Nếu thùng chứa bị rò rỉ, cần thay thế ngay. Giúp việc xử lý chất thải rắn y tế đúng theo tiêu chuẩn, tiết kiệm chi phí.