Theo tổ chức y tế thế giới WHO, các loại hoạt động y tế tạo ra chất thải không nguy hại chiếm khoảng 85% tổng lượng chất thải y tế. Tương tự, chất thải nguy hại chiếm 15% tổng lượng chất thải. Những chất thải nguy hại này là các loại chất độc, lây nhiễm hoặc phóng xạ. Một số chất thải được tạo ra bao gồm: kim tiêm, vật liệu băng bó, ống tiêm, mẫu chẩn đoán, các bộ phận cơ thể, vật liệu phóng xạ, thiết bị y tế, dược phẩm, hóa chất và má.u đã qua sử dụng. Vậy cách xử lý rác thải y tế đúng tiêu chuẩn như thế nào?
Việc xử lý chất thải kém sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến công nhân, bệnh nhân, người vận hành, cộng đồng và toàn bộ môi trường. Chúng có thể gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Gây nhiễm trùng và tạo ra thương tích cho con người, động vật. Điều tối quan trọng là tất cả các rác thải y tế phải được phân tách ngay lập tức để xử lý đúng cách.
Mỗi năm có khoảng 16 tỷ mỗi tiêm được thực hiện trên toàn thế giới. Không phải tất cả ống tiêm và kim tiêm đều được xử lý phù hợp sau khi sử dụng. Các cơ sở y tế thải ra hàng tấn rác thải hàng ngày. Ở Mỹ, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tạo ra hơn 7.000 tân rác thải y tế hàng ngày.
Các loại rác thải y tế
Rác thải y tế là bất kỳ sản phẩm phụ của hoạt động chăm sóc sức khỏe. Chúng bao gồm phẫu thuật, nhà cung cấp dịch vụ nha sỹ, phòng thí nghiệm và bệnh viện. Những chất thải này gồm các vật chất có thể tiếp xúc với cơ thể trong quá trình nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và sử dụng thuốc.
Có nhiều loại rác thải y tế. Chúng được phân loại tùy thuộc vào vật liệu và phương pháp xử lý. Nói chung, có 4 loại rác thải y tế lớn: Chất thải thông thường, chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại và chất thải phóng xạ.
Rác thải y tế thông thường
Bao gồm các vật sắc nhọn, và chúng là những vật như lưỡi dao, dao cạo râu, kim tiêm tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng. Nếu sử dụng vào mục đích khác nhau cũng sẽ được phân loại khác nhau. Đôi khi các vật dụng này cũng nằm trong nhóm chất thải lây nhiễm.
Rác thải y tế lây nhiễm
Bao gồm các bộ phận cơ thể người, dịch cơ thể và các mô, dịch cấy và gạc. Đôi khi những vật liệu này được gọi là chất thải giải phẫu hoặc chất thải nguy hại sinh học.
Một số thuốc được phân loại là chất thải dược phẩm nguy hại. Ví dụ như thuốc và vắc xin đã hết hạn.
Điều quan trọng là phải hiểu các loại rác thải y tế khác nhau để có thể phân loại chúng phù hợp. Nhằm bảo vệ mọi người và xử lý an toàn.
Các chất thải khác nhau đòi hởi những cách xử lý phù hợp. Để bất kỳ vật liệu lây nhiễm nào đều ở đúng nơi quy định, không lây lan cho cộng đồng.
Một số rác thải y tế được xử lý tại bãi chôn lấp. Tuy nhiên, một số yêu cầu xử lý chuyên biệt, như lò đốt. Việc tiêu hủy đảm bảo tất cả các dấu vết củ nhiễm trùng hoặc mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Rác thải y tế nguy hại
Là chất thải dưới dạng hóa chất. Bao gồm các dạng chất thải nguy hiểm được tạo ra từ dung môi và thuốc thử của phòng thí nghiệm. Như chất khử trùng, chất tẩy rửa và kim loại y tế.
Những chất thải như bã thuốc có thành phần đột biến gen, quái thai và gây ung thư. Những chất này được đánh giá là rất nguy hại tới tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, chúng có các yếu tố đã bị ô nhiễm bởi cùng 1 loại thuốc.
Rác thải phóng xạ
Xuất phát từ các trung tâm xạ trị và X-quang. Khi 1 hạt nhân phóng xạ tiếp xúc với các tia này, chất thải phóng xạ được tạo ra.
Nguồn rác thải y tế
Rác thải y tế không chỉ là sản phẩm của bệnh viện. Có những nguồn khác, bao gồm:
- Bệnh viện và các cơ sở y tế.
- Phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu chăm sóc sức khỏe
- Nhà xác và trung tâm khám nghiệm tử thi.
- Ngân hàng máu và trung tâm truyền máu.
- Nhà dưỡng lão và cơ sở chăm sóc người già.
- Cơ sở nghiên cứu và kiểm tra vật nuôi trang trại.
Hậu quả của việc xử lý rác thải y tế không đúng cách.
- Dẫn đến thương tích do kim tiêm và các vật sắc nhọn gây ra.
- Nhiễm trùng từ các vật dụng bị ô nhiễm. Trên thế giới, các trung tâm y tế báo cáo có hơn 1.7 triệu ca nhiễm viêm gan B. Những ca này lây truyền qua tiếp xúc với kim tiêm chưa được khử trùng.
- Tiếp xúc gây chết người với các chất dược lý nguy hiểm như thuốc độc tế bào, dioxin và các kim loại nặng như thủy ngân.
- Hóa chất độc hại thải ra môi trường gây ô nhiễm đất, nước, không khí và các sinh vật sống trong môi trường đó.
- Ô nhiễm không khí do đốt rác thải y tế không theo quy định.
Rủi ro do rác thải y tế gây ra
Tất cả chất thải y tế đều gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho tất cả mọi người. Một số chất thải được tái sử dụng dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Năm 2010, có 33.800 ca nhiễm HIV mới do tiêm chích ngừa không an toàn. Hàng nghìn ca nhiễm trùng khác như viêm gan.
Xử lý hoặc chạm vào vật liệu độc hại đều ảnh hưởng tới sức khỏe. Những người xử lý chất thải có nguy cơ cao bị thương do kim tiêm và các vật liệu độc hại khác. Năm 2015, WHO và UNICEF lấy mẫu chất thải ở 24 quốc gia trên toàn thế giới, thì chỉ 58% đủ năng lực xử lý an toàn chất thải y tế.
Ảnh hưởng đến môi trường
Việc xả rác thải y tế ra môi trường gây nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe con người.
Các rác thải không được xử lý trong các bãi chôn lấp gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
Các chất khử trùng sử dụng trong xử lý rác thải y tế có khả năng thải ra môi trường và trở thành chất hóa học độc hại nếu không được xử lý và tiêu hủy đúng cách.
Đốt rác là cách xử lý hiệu quả đã được sử dụng từ lâu đời. Nhưng đốt những vật liệu không phù hợp và đốt không đúng cách sẽ càng làm môi trường ô nhiễm nặng hơn. Ví dụ như các vật liệu có clo có thể giải phóng các chất gây ung thư như furan và dioxin trong khi đốt. Tương tự, các vật liệu có chưa kim loại nặng như cadmium, thủy ngân và chì gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường.
Xử lý rác thải y tế đúng cách
Các rác thải y tế khác nhau được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau đòi hỏi phương pháp xử lý và quản lý phù hợp.
- Tuân thủ các quy định về xử lý chất thải. Quy định của cơ quan nhà nước và rộng hơn là WHO thiết lập. Phân loại và xử lý rác thải y tế tại nguồn đúng cách.
- Nơi làm việc của nhân viên: Nhân viên cần được hướng dẫn và bắt buộc thực hiện các quy định về phân loại và xử lý chất thải y tế. Các hội thảo liên quan có thể giúp người lao động cập nhật thông tin theo xu hướng mới và chúng được nhấn mạnh theo thời gian.
- Hiểu biết về chất thải sẽ giúp phân loại và xử lý phù hợp. Mã hóa màu sẽ giúp dễ dàng hơn trong quá trình phân loại. Bằng cách nắm vững màu sắc, các nhân viên có thể xác định chất thải thuộc loại gì và có phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
Chất thải được tạo ra quyết định cách phân loại và xử lý. Ví dụ như túi nhựa sử dụng cho hất hết các loại chất thải. Trong khi chất thải liên quan đến phóng xạ phải luôn được bảo quản bằng thùng chứa do tính chất phản ứng.
- Sử dụng các sản phẩm có thể tái chế thay vì các chất thay thế có thể sử dụng được. Ước tính 33% chất thải được tạo ra từ bệnh viện là cặn nhựa. Phần lớn chúng được sử dụng 1 lần và đã qua xử lý. Sử dụng nồi hấp rác thải và xử lý nghiền cắt sẽ đạt hiệu quả cao. Mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng chi phí để tiêu hủy cũng không hề nhỏ. Điều quan trọng là phải xem xét các lựa chọn thay thế vô hại và có thể tái chế. Ngoài ra việc hấp khử trùng rác thải y tế và tái sử dụng sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe con người.
Sưu tầm: Hanokyo
- Hướng dẫn sử dụng bơm tiêm điện Syrin Z4000( P1) | Nhà phân phối Hanokyo
- Phân loại các dòng sản phẩm nồi hấp tiệt trùng trên thị trường
- Giá bơm tiêm điện y tế bao nhiêu? Mua bơm tiêm điện ở đâu uy tín?
- Nên vệ sinh nồi hấp tiệt trùng nha khoa như thế nào
- Bioreactor là gì? Các loại lò phản ứng sinh học trong xử lý nước thải